Yêu thương thanh khiết theo lối Bhakti Yoga.

Yêu thương là thành thần, yêu thương là mật ngọt. Yêu thương là uy quyền vĩ đại nhất trên đời. Chỉ tình yêu thương mới có thể chuyển hóa thế giới. Chỉ tình yêu thương mới có thể mang lại hòa bình cho thế gian. Chỉ tình yêu thương mới có thể chinh phục được trái tim người khác. (Swami Sivananda).

Bhakti Yoga là gì?

Swami Sivananda nói trong Phúc lạc thánh thiện: “Bhakti là sự liên tục sùng kính. Bhakti là sự Linh Hồn được hút về Đấng Tối Cao, cũng như cây kim được hút về thỏi nam châm vậy. Bhakti là yêu chỉ để yêu. Không có sự kỳ vọng, mong đợi có tính ích kỷ, cũng không có sợ. Bhakti không phải là chủ nghĩa cảm xúc mà là làm cho ý muốn cũng như trí tuệ đồng điệu với Thánh Thần. Bhakti là tình yêu tối cao của Đấng Tối Cao. Yêu thương là điều tự nhiên đối với mọi người. Bhakti là cách dễ nhất để đến gần Đấng Tối Cao.

Đấng Tối Cao là ai?

Swami Sivananda nói “Đấng Tối Cao có tất cả các tên gọi và tất cả những hình dáng và không một tên gọi, không một hình dáng. Đấng Tối Cao thật sự hiện hữu. Không thể định nghĩa được Người. Đấng Tối Cao là tổng số của tất cả. Người có mặt trong muôn thể, có tri giác và vô tri giác. Người là toàn năng, toàn khắp và toàn trí.

Người không có sự khởi đầu, lúc giữa hay lúc kết thúc. Người là kẻ có mặt trong tất cả các sinh linh. Người kiểm soát từ bên trong. Người ở trong tim bạn.

Quan hệ cá nhân của ta với Đấng Tối Cao tùy thuộc vào tâm trí của riêng ta. Những nam và nữ thần của Ấn Độ đại diện cho những sự hiện hình khác nhau này của cùng một Đấng Tối Cao. Bhakti yoga là con đường phát triển mối quan hệ cá nhân của một người với một dạng tên được phát hiện của Đấng Tối Cao và gồm có những việc thực hành Kirtan, Puja, thờ phụng, quỳ lạy, kể truyện, và mừng những ngày lễ tâm linh.

Ý ở đây là chuyển những cảm xúc thành sự sùng kính, và cuối cùng chuyển thành sự ngộ ra là Đấng Tối Cao đồng nhất trong mọi nơi thông qua tình yêu thương không ích kỷ và thanh khiết.

Yêu thương là gì?

Đấng Tối Cao là tình yêu thương. Tình yêu thương là Đấng Tối Cao.

Swami Sivananda nói “Tình yêu thương là luật pháp của đời. Yêu thương là chu toàn quy luật này. Sống là yêu thương. Yêu thương là sống. Bạn sống để học cách yêu thương. Bạn yêu thương để bạn có thể học cách sống trong sự Bất Tử. Sống mà không có niêm tin, không yêu thương và không có lòng sùng kính thì là một sự lãng phí ghê gớm. Sống như vậy chẳng khác gì đã chết.

Yêu cơ thể hay một làn da là đam mê. Tình yêu thương của Đấng Tối Cao là prem. Là tình yêu thanh khiết. Yêu chỉ để yêu. Tình yêu thương tỏa sóng ra dưới dạng phục vụ, làm từ thiện, tính quảng đại và nhân từ.

Đạo thực sự không bao gồm sự tuân thủ những nghi lễ cúng kiến hay những cuộc hành hương, v.v… mà đạo là yêu thương tất cả. Tình yêu thương khắp đất trời thì ôm choàng tất cả và bao gồm tất cả. Căm ghét sinh căm ghét. Yêu thương tiếp nối yêu thương. Sợ kéo theo sợ. Yêu thương, sức mạnh của Đấng Tối Cao là một quyền tự nhiên thắng thế trên cõi đời, chiến thắng tất cả các lực lượng của căm ghét và ác tà. Yêu thương là niềm hy vọng của thế giới cô đơn và u tối này. Thế giới này cần có những nhà lãnh đạo đầy sự thông cảm, hợp tác, yêu thương, hy sinh, và khoan dung. Những thánh nhân, những bậc chân tu đắc đạo và những nhà tiên tri của tất cả tôn giáo đã nói về tình yêu thương như là một kết cuộc và là mục tiêu hay mục đích của cuộc sống.

Hãy sống trong yêu thương. Hãy thở trong yêu thương. Hãy hát trong yêu thương. Hãy ăn trong yêu thương. Hãy uống trong yêu thương. Hãy nói trong yêu thương. Hãy nguyện cầu trong yêu thương. Hãy thiền trong yêu thương. Hãy suy nghĩ trong yêu thương. Hãy cử động trong yêu thương. Hãy chết trong yêu thương. Hãy thanh tẩy những suy nghĩ, lời nói và hành động trong ngọn lửa của yêu thương. Hãy cảm tưởng cơ thể này là đền thờ di động của Đấng Tối Cao. Hãy cảm tưởng rằng tất cả các sinh linh đều là những bóng hình của Đấng Tối Cao. Hãy cảm tưởng rằng một sức mạnh của Đấng Tối Cao làm việc thông qua tất cả các đôi tay, nhìn thông qua tất cả các đôi mắt, nghe thông qua tất cả các đôi tai. Bạn sẽ trở thành một người có sự thay đổi. Bạn sẽ hưởng thụ sự bình an cao nhất và phúc lạc nhất.

Vì sao lại thờ những dáng vẻ khác nhau của Đấng Tối Cao?

Thượng Đế chỉ có một, nhưng có nhiều tên gọi khác nhau. Chân Lý chỉ có một, nhưng có nhiều lối đi khác nhau. Lúc bắt đầu con đường tâm linh, những tín hữu cảm nhận thấy Đấng Tối Cao và những đặc tính của Người qua các tên gọi hay các hình dáng hay tượng thần mà họ thờ phụng. Dần dần, họ bắt đầu cảm thấy là Đấng Tôi Cao trong tượng thần thật sự có trong trái tim của mọi chủng loài sinh vật và có ở trong tất cả những tên gọi và những hình dáng của vũ trụ này. Họ bắt đầu cảm thấy Người hiện diện ở khắp mọi nơi. HÌnh ảnh của những vị thần hay những tên gọi của thần chỉ là những vật tượng trưng để cố định tâm trí của các tín hữu vào lúc ban đầu và giúp họ phát triển sự tập trung và lòng sùng kính dành cho chỉ một Đấng. Tượng thần chỉ là sự tượng trưng của thánh thần cũng giống như lá cờ chỉ là vật tượng trưng của một quốc gia, hay ảnh của một người thân yêu chỉ là vật tượng trưng cho tình yêu thương bạn dành cho người đó.

Ishta – Devata là gì? Bhava là gì?

Để vun bón cho Bhakti, lý tưởng nhất là cần chọn cho mình một Ishta-Devata (một hình dạng của Đấng Tối Cao do bạn chọn hay một mẫu vật một vị thần lý tưởng của bạn) và quan hệ cá nhân của bạn (Bhava) với Ishta ấy.

Điều chủ yếu là Bhava, hay những tình cảm sùng kính mà một người có thể vun trồng là: tình Chủ – Tớ, tình Thầy – Trò, tình Chồng – Vợ, tình Tình Lang – Tình Nương, tình Mẹ – Con, tình Cha- Con, tình Bạn – Bạn.

Có ba lãnh vực hay ba hoạt động khác nhau của Đấng Tối Cao, tên của Đấng Tôi Cao có khác đi tùy theo những hoạt động này của Người:

Sáng tạo – Tất cả những gì tồn tại đều phải được tạo nên.

Bảo dưỡng, duy trì – Tất cả những gì có tồn tại đều phải được duy trì hay được bảo dưỡng trong một thời gian.

Tiêu diệt – Tất cả những gì có tồn tại đều có thay đổi, hay bị tiêu diệt bởi thời gian.

Mỗi hoạt động trong vũ trụ có thể được xem là có nam tính hay nữ tính, nam tính là lãnh vực thuộc ý thức và nữ tính là lãnh vực thuộc năng lượng. Hai lãnh vực ý thức và năng lượng này không thể tách riêng ra được. Những hoạt động này được đại diện bởi các Vị Thần (nam tính) và những Shakti (nữ tính). Shakti (được gọi là các Nữ thần) có nghĩa là sức mạnh của các vị thần.

Các nam và nữ thần của Ấn Độ.

Có nhiều tên gọi của Đấng Tối Cao vì Đấng Tối Cao ngự trị trong mọi danh xưng và mọi hình hài, và Ngài lại vượt lên khỏi những danh xưng và những hình hài. Vì vậy mà trong các kinh văn của Bhakti Yoga có 108 hay 1.008 sự mô tả hay tên gọi của Đấng Tối Cao. Những tên gọi khác nhau này cụ thể hóa, chi tiết hóa những tính cách và những vinh quang của những khía cạnh khác nhau của Đấng Tối Cao. 108 là một con số linh thiêng và được đại diện bằng 108 hạt của Japa Mala (chuỗi hạt) vốn được dùng làm công cụ giúp tập trung trong lúc niệm mantra.

Những vị thần chính:

Brahma là Thần Tạo Dựng.

Saraswati là Nữ thần âm nhạc, nghệ thuật và sự thông thái. Mantra để thiền: OM AIM SARASWATYAI NAMAH.

Vishnu, Thần bảo dưỡng, Duy trì, chúa tể cảu Bình Yên hiện hình trong nhiều sự hóa thân khác nhau vào những thời điểm khác nhau để cứu giúp nhân loại; Rama Krishna và Đức Phật Thích Ca tất cả được cho là những hóa thân của ông. Mantra để thiền định: OM NAMO NARAYANAYA

Swami Vishnu-Devananda đã thúc đẩy việc niệm mantra này ở diện rộng để tạo nên hòa bình và bảo vệ vào lúc này cho chúng ta.

Rama, sự hóa thân lần thứ bảy của chúa tể Vishnu, là chúa tể của sự Công Minh Chính Trực. Mantra để thiền định: OM SRI RAMAYA NAMAH

Krishna, hóa thân thứ tám của chúa tể Vishnu, chúa tể của Yêu Thương. Mantra để thiền định: OM NAMO BHAGAVATE VASUDEVAYA.

Lakshmi – nữ thần của sự giàu có, yêu thương, các đức hạnh, sự khỏe mạnh và của cải. Mantra để thiền định: OM SRI MAHA LAKSHMIYAI NAMAH.

Shiva – Thần hủy diệt, chúa tể chuyển hóa. Mantra để thiền định: OM NAMAH SIVAYA.

Durga – nữ thần của sức mạnh nội tâm, bảo vệ và tiêu diệt những tiêu cực. Mantra để thiền định: OM SRI DURGAYAI NAMAH.

Swami Sivananda – Satguru (Bậc chân sư) của hàng ngũ các vị yogi thầy của chúng ta. Mantra để thiền: OM NAMO BHAGAVATE SIVANDAYA

Swami Vishnu-Devananda – Guru của hàng ngũ những vị yogi thầy của chúng ta. Mantra để thiền định: OM NAMO BHAGAVATE VISHNU-DEVANANDAYA.

Mối quan hệ của bạn với Đấng Tối Cao là thuộc của cá nhân bạn, nó siêu vượt lên trên và bao trọn tất cả những mối quan hệ của con người. Bạn có thể tăng cường thật mạnh mẽ mối quan hệ này bằng cách thực hành niệm tên thánh thần (Japa Yoga), thực hành niệm ca (Kritan), cũng như thực hành thờ phụng hình dáng thánh thần (Puja), thực hành luôn nhớ đến Đấng Tối Cao. Có nhiều kinh văn của Bhakti Yoga kể về những truyện về việc thờ phụng. Ngoài ra, việc học tiểu sử các vị thánh và sống trong vòng quen biết, bầu bạn của những vị này (Satsanga) là một cách dễ và tốt để phát triển Bhakti.

Như đã có đề cập trong phần nói về Mantra, mantra cần phải được một người thầy tâm linh khai mở cho và phải được phát âm chuẩn xác.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x