Các thuật ngữ, danh từ sử dụng trong yoga và triết học Vệ Đà – Ấn Độ.

A
Ahimsa – “con mắt thứ ba” trung tâm năng lượng tâm linh.
Anahata chakra – trung tâm năng lượng tâm linh ở giữa ngực.
Anuloma viloma – hít thở luân phiên một mũi, một dạng của pranayama.
Apana vayu – năng lượng di chuyển xuống dưới chịu trách nhiệm cho việc bài tiết và sinh sản.
Aparigraha – không nhận của hối lộ, không hám của, một trong năm điều không được làm trong giới luật của Raja Yoga.
Arati – một lễ chuyên dành cho ánh sáng của sự thông thái bên trong, được dùng một cách tượng trưng bằng ánh lửa bên ngoài.
Archetype – loại tâm lý nào đó.
Asana – một tư thế được giữ vững giúp cho sự tập thiền trong thực hành Hatha Yoga, nhánh thứ ba của Raja Yoga.
Ashram – một trung tâm đào tạo và tu dưỡng tâm linh, một tu viện kiểu Ấn Độ.
Ashtanga Yoga – Yoga tám nhánh, bao gồm Raja Yoga, Hatha Yoga, Kundalini Yoga, Tantra Yoga, Nada Yoga,…
Asteya – không tham lam hay không thèm thuồng, một trong năm điều cấm trong giới luật của Raja Yoga.
Astral body – cơ thể năng lượng mắt thường không nhìn thấy, bao gồm năng lượng sống, tâm trí và những cảm xúc, trí tuệ và cái tôi.
Atma – Bản Ngã thật sự.
Ayurveda – khoa học của Veda về sức khỏe và chữa bệnh.
B
Bhagavad Gita – Chí Tôn Ca – một sách kinh thiêng liêng của Ấn Độ mô tả bốn con đường kinh điển của Yoga thông qua sự đối thoại giữa Đức Ngài Krishna và Arjuna.
Bhakti Yoga – con đường hợp nhất với Đấng Tối Cao thông qua sự thờ phụng.
Bhava – cảm giác sùng mộ bên trong.
Brahmacharya – thực hành kiểm soát tình dục và nhục dục , một trong 5 điều cấm của giới luật Raja Yoga.
Brahman – Ý thức tuyệt đối, Thực tại tuyệt đối vốn là một và là Sự Tồn Tại, Kiến Thức và Phúc Lạc không phân chia, vô hạn và vĩnh cửu, hiện diện khắp nơi và không thay đổi.
C
Causal body – cơ thể ở trong cùng của ba cơ thể, vốn chứa hạt giống của những hành động và những ham muốn của ta.
Chakra- những trung tâm năng lượng tâm linh dạng vía nằm dọc theo Sushumna Nadi.
Chitta vrittis – những sóng của suy nghĩ.
D,F
Devaganari – tiếng Phạn ngôn ngữ của những vị thần.
Dharana – sự tập trung, nhánh thứ sáu của Raja Yoga.
Dharma – lối sống ngay thẳng như là một quy định của các sách kinh.
Dhyana – thiền định, nhánh thứ bảy của Raja Yoga.
Five Elements – đất, nước, lửa, không khí, khí ether – theo như trường phái tư duy của veda.
G
Guna – tính chất hay thuộc tính do Thiên nhiên sinh ra: sattva, rajas, tamas.
Guru – thầy hay sư phụ, một người lấy đi sự tối tăm hay u mê.
Guruparampara – hàng ngũ guru và đệ tử.
H, I
Hatha Yoga – hệ thống yoga đạt được sự kiểm soát cơ thể vật chất và prana, hệ thống các asana, pranayama, bandhas, mudras, kriyas kết thúc là Samadhi.
Ishta – Devata – một hình thức được chọn của Đấng Tối Cao, vị thần hộ mệnh.
Ishwara Pranidhana – dâng nộp bản thân hạn hẹp cho Chân Lý của Đấng Tối Cao và sùng kính Ngài, một trong năm điều phải làm của Raja Yoga.
J
Japa – niệm một mantra một cách có hệ thống.
Jiva – linh hồn cá nhân có cái tôi ego.
Jnana Yoga – Yoga hay con đường tu tập của Kiến Thức, cách tu tập của triết lý và trí tuệ.
K
Kapalabhati – một hình thức thanh lọc của Pranayama, một trong sáu kriyas trong Hatha Yoga.
Kapha – một trong ba loại tạng người (doshas), được cấu tạo bởi nước và đất.
Karma – còn gọi là nghiệp – hành động và kết quả sau đó của hành động, hành động thông qua luật nhân quả, ràng buộc linh hồn cá nhân (jiva) vào vòng xe sinh tử (samsara).
Karma Yoga – tu hành bằng cách phục vụ không vụ lợi.
Kirlian photography – một kỹ thuật chụp ảnh độc đáo có thể chụp được vầng hào quang.
Kirtan – hát lên danh xưng và những vinh quang của Đấng Tối Cao.
Kriya – những kỹ thuật làm vệ sinh của Hatha Yoga.
Kundalini – năng lượng vũ trụ nguyên thủy trong mỗi cá nhân, năng lượng tâm linh tiềm ẩn.
M
Mahasamadhi – khi một sự sống đã được giác ngộ trọn vẹn rời bỏ thể xác vật chất và không luân hồi tái sinh nữa.
Mala – một chuỗi hạt dành để thiền niệm, sự ô trọc của tâm trí.
Manipura chakra – trung tâm năng lượng tâm linh đóng ở đám rối mặt trời.
Mantra – một âm hay một chuỗi các từ có tính thiêng liêng qua việc niệm hay sự chiêm nghiệm sâu mà qua đó người thiền niệm đạt được sự hoàn hảo hay sự giác ngộ ra Ngã.
Maya – sức mạnh mang tính ảo tưởng của Brahman, sức mạnh có tính phóng chiếu và che phủ của Vũ Trụ.
Moksha – sự thoát khỏi, sự được giải thoát; từ này có ý nói đến sự giải thoát khỏi sự ràng buộc của hành động hay vòng xe sinh tử; sự trải nghiệm tuyệt đối.
Muladhara Chakra – trung tâm năng lượng tâm linh tương ứng với đáy cột sống.
N, O
Nadi – kênh năng lượng dạng vía, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nằm trong cơ thể dạng vía.
Niyamas – nhánh thứ hai trong Raja Yoga, gồm: sự thanh khiết cả bên ngoài và bên trong, sự mãn nguyện bên trong, sự sống thanh bạch giản dị, sự tìm tòi nghiên cứu về tâm linh, thờ phụng Đấng Tối Cao.
Om – pranava hay âm linh thiêng tượng trưng cho Brahman.
P
Pitta – một trong ba loại tạng người (doshas) của ayurveda, được cấu tạo bởi lửa và nước.
Prakruti – sự quân bình lý tưởng vốn sẵn có của ba loại thể tạng của mỗi người vào lúc sinh ra đời.
Prana năng lượng của sự sống, hơi thở của sự sống, nguồn lực sống.
Pranayama – sự điều hòa và kiểm soát hơi thở, nhánh thứ tư của Raja Yoga.
Pratyahara – sự rút ra, sự rút về các giác quan từ đối tượng của chúng, nhánh thứ năm của Raja Yoga.
Prema – tình yêu thanh khiết dành cho Đấng Tối Cao.
Puja – một nghi lễ thờ phụng.
R
Raja Yoga – một tập tục Yoga, Yoga Hoàng Tộc của thiền định, do Patanjali Maharishi tổng hợp lại, tường có ý nói đến Ashatanga, Yoga, Yoga tám nhánh.
Rajas – một trong ba lãnh vực (gunas) hay ba phẩm chất của năng lượng Vũ Trụ, chịu trách nhiệm cho sự chuyển động, hành động và hiện ra ngoài như hành động có tính cách ích kỷ cá nhân.
Rishikesh – một thành phố thiêng liêng ở chân núi Hy Mã Lạp Sơn, là nơi Swami Sivananda đã sống và dạy.
Rishis – những hiền nhân thông tía, các nhà hiền triết có sự thông thái của bậc thánh thần.
S
Sadhana – sự tu tập, tu hành.
Sadhu – một sanyasi, một người tu khất thực, sống cuộc đời từ bỏ.
Sahasrara chakra – luân xa ở đỉnh đầu, hay trung tâm cuối cùng của ý thức tâm linh tương ứng với đỉnh đầu.
Samadhi – trạng thái siêu ý thức khi người tu thiền cảm nhận tất cả kiến thức và niềm vui, sự trở thành một.
Sannyas – chặng cuối cùng của cuộc đời khi thực hành tâm linh sống cuộc đời từ bỏ.
Sankrit – ngôn ngữ tiếng Phạn, được tạo nên bởi năm mươi chữ cái, tương ứng với sự rung lên ở bên trong những trung tâm năng lượng dạng vía.
Santosha – sự mãn nguyện bên trọng, hỉ lạc, sự bình yên nội tâm.
Sat – Chit – Ananda – Sự Tồn Tại Tuyệt Đối, Kiến Thức Tuyệt Đối và Phúc Lạc Tuyệt đối.
Satsang – trong bầu đoàn của những người có sự thông thái và cùng tu hành.
Sattva – là một trong ba lãnh vực (gunas) hay ba phẩm chất của năng lượng Vũ Trụ.
Satya – tính thành thật hay không nói dối, trong năm điều cấm của Raja Yoga.
Saucha – sự thanh khiết, sự trong sạch trong tâm và ngoài thân, một trong năm điều phải tuân thủ của Raja Yoga.
Savasana – tư thế thư giãn.
Seva – sự phục vụ không tính toán, không vì bản thân theo tinh thần phục vụ của Karma Yoga.
Shakti – năng lượng thánh thần của Vũ Trụ.
Sublimation – Sự Thăng Hoa, là sự chuyển hóa năng lượng bằng cách đưa những cảm xúc hay những ham muốn thấp hèn vào kênh để chuyển lên cấp cao hơn.
Svastha – sức khỏe, sự khỏe mạnh dựa trên Ngã, một khái niệm của Ayurveda.
Swadharma – bổn phận trong đời được quy định cho riêng một người.
Swadishthana Chakra – trung tâm năng lượng tâm linh tương ứng với vùng bộ phận sinh dục.
Swadhyaya – học nhưng kinh văn, đặc biệt là kinh Veda, học về Nggã, một trong năm điều phải làm, phải tuân thủ của Raja Yoga.
Swamiji – cách gọi đầy sự kính trọng và sùng kính trong xưng hô với một Swami, trong các trung tâm của Sivanada Yoga Vedanta, từ này thường có ý noi đến Swami Vishnu – Devananda.
T
Tamas – một trong ba lãnh vực (gunas) hay ba phẩm chất của năng lượng vũ trụ, chịu trách nhiệm cho sự trì trệ, tối tăm, và u mê
Tapas – sự sống cuộc đời thanh bạch, giản dị, một trong năm điều phải làm tuân thủ của Raja Yoga.
Tratak – một bài tập vệ sinh mắt và tập trung bằng cách nhìn chằm chằm vào một ánh lửa.
V
Vata – một trong ba loại tặng người của Ayurveda (doshas) được cấu tạo bởi không khí và khí ether.
Vayu – khí thở đem lại sự sống.
Vedanta – nghĩa đen là “tận cùng của Veda” trường phái tư duy chủ yếu dựa trên kinh Upanishads, triết lý về sự là một – bất nhị, là kết cuộc cuối cùng hay mục tiêu cuối cùng của kiến thức.
Vedas – kinh văn được hé lộ của Hindu gồm có Upanishads.
Vikruti – tình trạng mất cân bằng trong cấu trúc cơ thể theo như Ayurveda.
Vishudha chakra – trung tâm năng lượng tâm linh tương ứng với cổ họng.
Yamas – nhánh đầu tiên của Raja Yoga, những điều kiêng cấm về đạo đức gồm có, không bạo lực, không nói dối, không buông thả chiều chuộng các giác quan và năng lượng tình dục không gian dối, không hám vật chất.