Mong sao tất cả các bạn đều trở thành Jyoti (ánh sáng) thật sự để dẫn nhân loại đến sự Bình Yên, Ánh sáng và sự Bất tử. Mong sao tất cả các bạn đều là một sứ giả thực thụ của Sư Tổ. (Swami Vishnu – Devananda)
Với những ý định tốt đẹp nhất, ai cũng muốn tiến bộ trong đời, và dù không biết tại sao, chúng ta thường thấy mình bị mắc kẹt. Ý tưởng ở đây là có một chiến lược cho sự tăng trưởng của bản thân vốn có thể giữ cho ta đi đúng đường và tránh là nạn nhân của sự hăng hái ngắn kỳ.
Năm lãnh vực của hành trình.
Bài tập trồng cây.
‘Hãy tưởng tượng rằng bạn là một người làm vườn và bạn sẽ trồng một cây bình an và hạnh phúc trong vườn của bạn. Khu vườn đại diện cho tâm trí bạn. Có một số điều bạn cần phải quan tâm đến”
1. Dọn sách cỏ
Nếu vườn của bạn không được chăm sóc trong một thời gian dài, hãy tưởng tượng là có đủ các loại cỏ tự do mọc. Nếu có quá nhiều cỏ, bạn không thể nào thực sự làm cây lớn lên được vì cỏ sẽ ăn hết chất bổ trong đất và lấn nghẹt cây bạn muốn trồng.
Cũng như vậy, nếu vườn bạn không được chăm sóc đến, sẽ có đủ các loại rác trong vườn. Hàng xóm có thể đã vứt rác sang đó, bởi vì nếu vườn không được ngó ngàng gì đến, nó sẽ thu hút lấy sự coi thường.
Cũng đúng y như vậy đối với tâm trí của bạn, nếu bạn không để ý đến tâm trí bạn và quan tâm gì đến những suy nghĩ trong tâm trí – những ý nghĩ về tình dục, những ý nghĩ tào lao, những tác động không mong muốn trong suy nghĩ của người khác, những kỷ niệm không cần nhớ và những thói quen không cần có,v.v… Những thứ này là cỏ dại. Chúng cần phải được dọn sạch trước khi bạn có thể bắt đầu việc làm vườn của bạn.
Bản chất của cỏ dại là sẽ mọc lên lại sau khi bạn đã dọn sạch chúng. Bạn phải kiên nhẫn mới được, đừng nản lòng. Bất kỳ một thói quen xấu nào bạn định thay đổi cũng sẽ quay trở lại. Bạn chỉ phải dọn đi dọn lại mà thôi. Cuối cùng cái gì đã dọn sạch trơn rồi sẽ không mọc lại nữa. Những thói quen xấu của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ thoát khỏi chúng.
Đôi khi, một thứ cỏ bắt rễ rất sâu và bạn biết sẽ tốn thời gian đào bới đến tận gốc của nó. Một số người bỏ ra nhiều ngày cho trị liệu tâm lý, đào bới quá khứ của họ. Quá khứ thì bất tận, coi như chúng ta còn có những kiếp khác nữa, và những cách cư xử của hiện tại và những nỗi sợ của hiện tại có nguồn gốc từ lâu lắm rồi.
Một ý tưởng có thể giúp ích ta làm sạch bề mặt của đất, làm cho nó có vẻ sạch -dù cho bạn biết rằng gốc rễ vẫn còn ở đó và cứ tiếp tục việc trồng cây của bạn. Khi bạn có thời gian, bạn có thể quay lại nó và đào thêm một chút nữa. Khi cây lớn lên, nó sẽ chiếm lĩnh, cỏ dại và gốc cỏ đằng nào cũng sẽ mất quyền hành. Chúng không thể gây hại.
Tập trung vào việc xây dựng cuộc sống tích cực và những thói quen tích cực của bạn bắt đầu từ bây giờ và đừng bám khư khư vào quá khứ. Hãy bắt đầu cuộc sống mới của bạn từ hôm nay.
2. Trồng hạt giống.
Để cái cây xinh đẹp của bạn lớn lên, bạn cần phải bắt đầu bằng việc chọn một hạt giống thật tốt. Hạt giống có tốt thì cây mới mạnh. Nói ẩn dụ, bạn định tìm sự bình yên, tích cực và hạnh phúc cho bản thân thì bạn cần phải thanh khiết và mạnh mẽ. Nếu bạn hỏi bản thân “Tôi có muốn hạnh phúc không?” Thì ai cũng trả lời “Có chứ! Chắc chắn là tôi muốn hạnh phúc rồi!”. Vậy thì tại sao bạn lại làm những chuyện mà sẽ khiến bạn khốn khổ? Câu trả lời có thể sẽ là bạn không thực tình muốn hạnh phúc. Như vậy thì việc chọn một cách có ý thức một hạt giống tốt và đặt hạt giống đó xuống đất là một bước cần làm.
Một số người không thực sự biết họ muốn gì trong đời nữa. Họ cần có thời gian để tự hỏi bản thân câu hỏi này. Đức Phật Thích Ca đã sống nhàn nhã trong cung điện, nhưng khi Ngài tự vấn những câu hỏi này, Ngài ngộ ra rằng cuộc sống cung điện không phải là điều Ngài muốn, vì nó không trả lời được những câu hỏi quan trọng mà Ngài có. Ngài nhận ra rằng cuộc sống này là phù du và Ngài muốn đặt cuộc đời của mình lên một thứ gì đó trường tồn hơn – trên một chân lý mà sẽ giải thoát Ngài. Ngài nói khi ngồi dưới cội Bồ Đề “Ta sẽ không nhúc nhích khỏi chỗ ngồi của mình cho đến khi ta tìm ra Chân Lý” với một quyết tâm mạnh như thế, Ngài đã chìm đắm trong thiền định và trở nên giác ngộ.
Ý định đi tìm sự bình yên và hạnh phúc của chúng ta cần phải mạnh mẽ để sự phấn đấu của chúng ta ra hoa kết trái. Một sự yếu đuối sẽ không thể dẫn chúng ta đi thật xa được. Chúng ta cần phải cảm thấy nó thật mạnh. Tiếng nói ấy đã luôn có ở đó sự khao khát được biết, được tự do, được hạnh phúc. Nhưng tiếng nói ấy đã không được nghe từ rất lâu. Nó đã bị vùi lấp dưới quá nhiều những tiếng nói khác. Chúng ta không cảm thấy là mình xứng đáng được hạnh phúc. Chúng ta nghi ngờ hạnh phúc có thực sự tồn tại không. Chúng ta chấp nhận như một sự mặc nhiên “Đời là thế, không hoàn hảo. Sao lại bận tâm?”
Hãy nhắm mắt lại, thiền trong chốc lát, cảm thấy tiếng nói bên trong bạn. Dám khẳng định với bản thân bạn “Tôi muốn hạnh phúc! Tôi muốn biết Bình Anh. Kể từ nay trở đi, tôi sẽ chỉ đi theo cảm giác này rằng Bình An có tồn tại và rằng tôi là Bình An và Hạnh Phúc. “Đây là một khoảnh khắc đẹp, bạn đã đặt hạt giống, ý định thanh khiết xuống đất. Bây giờ nó sẽ lớn lên…
3. Xây hàng rào.
Cái cây con của bạn đang nẩy mầm ngoi lên qua đất và trở thành một cây non. Nó đứng trước mối nguy lớn bị thiên nhiên tiêu diệt, bị trẻ con hàng xóm phá, chó, mèo phá… Nó cần lắm sự bảo vệ. Bạn có thể đặt nó trong nhà kính và chuyển hóa nó ra đất sau đó khi nó đã mạnh hơn (đến một ashram và được bảo vệ trong chặng đầu của hành trình!) hay bạn có thể dựng một hàng rào quanh nó.
Cái hàng rào bảo vệ cho khát khao của bạn lớn lên và cho phép bạn lớn lên trong vẻ đẹp mà bạn cảm thấy trong lòng? Cái hàng rào đó là một danh sách những nhược điểm của bạn, một danh sách không làm của bạn. Chúng ta tất cả đều có những nhược điểm. Những nỗ lực trở nên tốt của chúng ta luôn luôn bị phá hoại bởi những giây phút yếu đuối của ta. Chúng ta cần canh chừng mình trước bọn chúng. Dành thì giờ làm một danh sách những điều mà bạn không nên làm, vì sự buông thả mình vào bất kỳ một trong những thói xấu nào cũng sẽ hạn chế sự tiến bộ của bạn.
Ví dụ: Một người trước đây nghiện rượu sẽ phải nói “Tôi sẽ không uống dù chỉ một giọt rượu. Tôi sẽ không đụng tới rượu bằng bất kỳ giá nào” Đối với một người quá cảm tính, người luôn có những mối quan hệ sai trái và phá hoại chính bản thân mình, người ấy cần ghi vào danh sách “Tôi sẽ không bước vào một mối quan hệ đặc biệt nào. Tôi chưa sẵn sàng cho nó. Điều gì đó về tôi cần phải được làm mạnh mẽ lên trước khi tôi cho ai khác bước vào cuộc đời mình. “Với người khác sẽ là, Tôi sẽ không phụ thuộc vào gia đình mình mới có hạnh phúc”.
Bạn phải nhận dạng một cách rõ ràng những cảm xúc hay những khuynh hướng suy nghĩ không hữu ích ấy. Nếu bạn gắn chặt vào chúng, hãy biết đây là khúc mở đầu cho những rắc rối của bạn. Cái hàng rào có nghĩa là bạn sẽ phải sống không có chúng. Bạn phải từ bỏ chúng. Vì chúng mà bạn không có hạnh phúc, dù rằng bạn đang bám chặt vào chúng. Bạn có thể tái khẳng định với bạn rằng từ nay “Tôi không nên làm” Sẽ có một ngày, khi bạn trở nên mạnh mẽ hơn…. Lúc ấy có thể bạn làm được.
4. Tưới nước, chăm sóc và bón phân.
Tất cả các cây nhỏ và cây lớn đều cần những điều căn bản như ánh nắng mặt trời, nước và chất dinh dưỡng. Bạn cần phải bồi bổ bản thân bằng năng lượng tốt. Sadhana là thực hành tâm linh vốn làm thay đổi ý thức và cách bạn nhìn nhận vấn đề. Yoga Sadhana mang lại cho bạn nhiều điều khác nhau vốn mang lại sự thú vị và cảm hứng để bạn làm cho chính bạn. Tuy nhiên, bạn phải tìm ra thời gian để thực hiện chúng một cách lâu dài, đều đặn. Hãy tưởng tượng là bạn đã quyết định sẽ tưới nhiều xô nước cho cái cây bạn đang trồng lớn lên vì bạn sắp đi nghỉ mát, và sau đó bạn sẽ không tưới nước trong nhiều tháng trời! Sự tăng trưởng tâm linh diễn ra từng ngày, từng ngày một. Chúng ta phải tập yoga mỗi ngày vì ngày nào chúng ta cũng bị stress. Chúng ta phải ăn và ngủ mỗi ngày thì tại sao lại không quan tâm đến sự tăng trưởng của tâm linh và sự khỏe mạnh của ta mỗi ngày? Chìa khóa của thành công là sự đều đặn và kế hoạch thực tiễn cho việc ứng dụng những điều tốt vào cuộc sống hiện tại của bạn, từng chút, từng chút một. Sau cùng, bạn chỉ có 24 giờ một ngày và bạn có một cuộc đời bạn phải sống.
Chất bổ dưỡng là chương trình tu tập sadhana của bạn, hành động một cách có ý thức của bạn, danh sách việc phải làm của bạn. Swami Vishnu-Devananda đã cho chúng ta một kế hoạch hoàn hảo, một công thức để thành công, bao gồm tất cả những gì chúng ta cần: Thể dục đúng (asana), thở đúng (Pranayama), Thư giãn đúng (Savasana), Ăn đúng (ăn chay), Tư duy tích cực và thiền định (Vedanta và Dhyana).
Bạn chỉ phải điều chỉnh kế hoạch này vào cuộc sống của bạn. Bằng cách nào? Hãy chụp một bức ảnh tâm trí hay một cuộc khảo sát cuộc sống của bạn như đang có hiện nay. Viết ra một danh sách bạn dành thời giờ cụ thể như thế nào. Có thể bạn làm được trong một tuần và viết ra bạn sẽ làm gì, bạn sẽ ngủ bao nhiêu giờ, bạn đàn đúm với bạn bè bao nhiêu giờ, bạn tập thể dục bao nhiêu giờ, bạn học bao nhiêu giờ, bạn ở một mình bao nhiêu giờ, v..v…Bây giờ, viết lại chương trình cuộc sống của bạn, bổ sung những điều tốt phải làm, chỉnh sửa bản thân bạn để có thời gian cho chương trình này. Nên cân bằng chúng.
Đây là một thời khóa biểu mẫu trong một ngày của người mới bắt đầu:
- 6-7 giờ ngủ (đối với người lớn khỏe mạnh bạn không cần ngủ nhiều hơn, nếu bạn ngủ nhiều hơn thế, bạn sẽ không hạnh phúc vì có nhiều tamas trong hệ thống của bạn).
- 1,5 giờ tập asana gồm 15 phút pranayama và 10 phút savasana.
- 20-30 phút thiền định (thiền im lặng nhắm mắt, dùng một mantra, hay Om, tập trung hướng nội, bỏ qua hết những lo toan, vào một giờ nhất định ở một nơi nhất định).
- 1 giờ học hay tự học, một mình, trầm tư mặc tưởng, nghĩ về điều bạn đã đọc, ghi nhật ký, thư giãn.
- 1-2 giờ cho thú tiêu khiển sattvic mà bạn thích nhất hoặc tham gia vào các thú vui sattvic; đi bộ, đi bơi, chơi nhạc, làm vườn, xem phim, nhảy múa, v.v… Phải đảm bảo rằng việc bạn làm là không gây hại đến những việc làm khác của bạn. Ví dụ: phim mà bạn xem có thể quấy rối sự bình yên tâm trí của bạn.
- 6 giờ làm việc tích cực. Nếu công việc của bạn là tiêu cực thì hãy bổ sung thêm một vài giờ làm việc tình nguyện cho việc gì đó mà bạn cảm thấy tốt. Nếu bạn làm việc quá nhiều bạn sẽ làm cạn prana của bạn. Nếu bạn không làm việc gì cả, bạn sẽ không cảm thấy tốt vì bạn sẽ thấy không thể đóng góp hay thể hiện bản thân.
- 3 giờ dành cho ăn uống: Nấu ăn, ăn và tiêu hóa. Lý tưởng là bạn vạch kế hoạch một tuần sao cho bạn có thể mua ngũ cốc và rau tươi và có thể nấu những bữa ăn bổ dưỡng cho bản thân và gia đình mà không lãng phí quá nhiều thời gian. Những bữa ăn cần bổ dưỡng và không quá cầu kỳ, bạn ăn để sống chứ không phải bạn sống để ăn. Chỉ cần có kế hoạch một chút dành cho những bữa ăn của bạn. Bạn có thể thỉnh thoảng nấu những bữa tối đặc biệt và những bữa ăn thịnh soạn, vào những ngày cuối tuần và những ngày lễ. Nên có một thói quen tốt là ăn hai bữa no trong một ngày, một bữa sáng nhẹ, và không ăn gì giữa các bữa.
- 2 giờ dành cho bạn bè và gia đình. Điều này tùy vào hoàn cảnh của bạn. Ý ở đây là nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho bạn bè và gia đình, thì dù rằng bạn có thể rất yêu thương họ nhưng cuối cùng bạn sẽ không hạnh phúc vì bạn đang không dành thời giờ cho bản thân hay cho những điều sẽ giúp bạn tiến bộ. Lưu ý là hầu hết thời gian không có chất lượng. Chúng ta thực sự trò chuyện với nhau và thắt chặt tình thân thì tốt hơn là chỉ dành thời gian tán gẫu mà không chú ý nhiều đến nhau, thời gian có chát lượng thì tốt hơn là tốn nhiều thời gian.
- 2 giờ cho vệ sinh cá nhân: giặt đồ, tắm, dọn dẹp nhà cửa, v.v…
- 2 giờ rảnh rỗi cho các việc linh tinh: di chuyển,v.v…
- Cộng tất cả lại và điều chỉnh chương trình cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn chỉ có 24 giờ một ngày, công thức của Swami Sivananda là “Mỗi ngày một chút!” không làm nhiều, rồi sau đó lại không làm gì. Hãy đều đặn trong mỗi việc – mỗi lần làm một việc tốt nhỏ một cách cân bằng!
5. Mường tượng thành quả.
Nếu bạn tuân theo chương trình sống này, danh sách việc phải làm này, và nếu bạn ở trong vòng hàng rào củ danh sách việc phải làm, thì tại sao đôi khi bạn lại thất bại trong việc đạt mục tiêu? Lý do của điều này là bạn đánh mất cảm hứng. Đây là cuộc sống kỷ luật bản thân. Bạn có thể có động cơ lúc ban đầu nhưng được bao lâu? Hai hay ba tháng? Điều này sẽ không có kết quả làm thay đổi những thói quen tiêu cực đã ăn sâu, bạn sẽ phải làm theo chương trình này trong một thời gian dài. Trong bao lâu? Soạn kế hoạch cho một năm là tố và mỗi năm mới lại xem lại, đánh giá sự tiến bộ của bạn và cảm thấy bạn đã khác đi như thế nào và bạn hạnh phúc như thế nào với bản thân mình.
Bạn vẫn cần, tuy nhiên giải quyết việc thiếu sự bền bỉ của tâm trí và ham muốn kháng cự lại kỉ luật và thay vào đó đi theo một cuộc sống được đến đâu hay đến đó. Sau cùng, vì sao phải thức dậy sớm và thiền định khi mà bạn có thể ngủ và buông mình trong giường? Tại sao phải hạn chế ăn bánh ngọt, bánh quy có đường và thức ăn nhanh khi mà chúng luôn sẵn có quanh ta? Sao lại phải hạn chế thời gian đàn đúm khi mà bạn thích đàn đúm? Bạn phải giữ cho mình luôn có động cơ và luôn có cảm hứng.
Đây là lý do vì sao bước cuối cùng này trong chiến lược của bạn sẽ trở nên cần thiết. Bạn phải mường tượng những trái của cây Bình An của bạn. Cái cây của bạn sẽ lớn lên, bạn phải đặt tên cho những trái mà bạn, gia đình bạn và toàn thế giới sẽ chắc chắn được thưởng thức.
Ví dụ: Bạn sẽ thưởng thức trái khỏe mạnh, trái Yêu thương, trái tự do, trái bình an và mãn nguyện, trái kiến thức về bản ngã, trái hạnh phúc vốn tồn tại lâu dài.
Nghĩ lại thấy chúng đáng kể và đáng công lắm đấy chứ! Chỉ cần một chút nhận thức, một chút kế hoạch, một chút chiến lược mà thôi. Bạn phải canh chừng năm giai đoạn của sự tăng trưởng này, và không xao lẵng bất kỳ một chặng nào.
Đôi khi bạn nản lòng vì nó có vẻ mù mờ quá và khong biết bao giờ mới xong, và bạn không thể nhìn thấy những kết quả. Bạn chỉ phải tái khẳng định với bản thân và nhìn vào bạn một cách cẩn thận hơn, bạn đã lớn lên rất nhiều và bạn đã thay đổi rất nhiều, nhiều hơn bạn tưởng. Một nhật ký tâm linh là rất hữu ích do nó cho bạn một cái nhìn khách quan về bản thân. Đôi khi bạn cảm thấy mình không làm được nhiều trong khi bạn thực sự đang làm được nhiều, và đôi khi điều trái ngược lại là đúng, bạn nghĩ quá nhiều vào việc làm những gì nhưng thực tế bạn dành rất ít thời gian để làm. Sự thật đúng là bạn càng dành nhiều thời gian cho sadhana, bạn sẽ càng hạnh phúc hơn và càng bình yên hơn.
Cũng như nếu bạn không có quân bình, hay bạn xao lẵng bất kỳ một trong những giai đoạn này bạn sẽ thỉnh thoảng thấy bạn không có tiến bộ, vì những việc bạn làm có thể lại bị phá hỏng bởi chính bạn. Nếu có một lỗ thủng ở hàng rào thì cho dù bạn làm gì đi nữa rốt cuộc bạn cảm thấy khốn khổ và cảm thấy lãng phí thời gian. Bạn chỉ phải vá hàng rào lại và bắt đầu lại lần nữa.
Làm ngay bây giờ.
Bây giờ vẽ cái cây của bạn ra và bắt đầu viết một danh sách. Bạn có thể dành ra ba ngày nghĩ về danh sách này sau đó hoàn tất nó và cố gắng làm theo nó với khả năng tốt nhất của bạn. Đừng cứ vài ba ngày lại thay đổi kế hoạch một lần. Làm kế hoạch cho một tháng khi bạn mới bắt đầu, làm kế hoạch cho ba hay sáu tháng nếu bạn lên hạng trung cấp và làm kế hoạch một năm nếu bạn chuẩn mực hơn.j
Treo bức vẽ cái cây của bạn lên tường ở một nơi dễ nhìn thấy để bạn có thể luôn được nhắc nhở. Đừng giấu kế hoạch của bạn đi, bạn cần phải đối mặt với nó.
Treo bức vẽ cái cây của bạn lên tường ở một nơi dễ nhìn thấy để bạn có thể luôn được nhắc nhở. Đừng giấu kế hoạch của bạn đi, bạn cần phải đối mặt với nó.
Nếu bạn hoang mang khi đi trên đường thì hãy quay trở lại bức vẽ, bắt đầu một lần nữa với việc nhổ cỏ, trồng hạt, dựng hàng rào, tưới nước và bón phân cho cây con và mường tượng những quả.