Karma và Karma Yoga.

Hành động và Yoga của hành động.

“Bước đầu tiên trên con đường tâm linh là phục vụ không vì bản thân cho Nhân Loại.” – Swami Sivananda

Karma là gì?

Karma (nghiệp) theo nghĩa đen là “hành động”. Hành động luôn có kèm theo kết quả của hành động. Luật của Karma (luật nhân quả ) là luật của hành động và hành động đáp trả lại, vốn được minh họa bằng câu nói nổi tiếng “Gieo gì, gặt nấy” và cũng là quy luật vay trả vốn giải thích rằng “những gì chúng ta đang nhận là kết quả của những gì ta đã làm trong quá khứ”. Không có chuyện ngẫu nhiên, tình cờ. Công, tội, danh dự, hay ô nhục; bất kỳ chuyện gì ta đã làm trong quá khứ”. Không có chuyện ngẫu nhiên, tình cờ. Công, tội, danh dự, hay ô nhục; bất kỳ chuyện gì xảy ra trong đời đều là kết quả của Karma.

Triết lý của Karma (nghiệp) là nền móng của tất cả các phái tư duy triết học phương Đông, đạo Hindu và đạo Phật. Hiểu luật này áp dụng vào cuộc sống như thế nào giúp ta tâm linh hóa cuộc sống của ta và tiến bộ.

Được hiểu là có 3 loại karma: Nghiệp quá khứ, nghiệp hiện tại và nghiệp tương lai. Ba loại nghiệp này liên quan lẫn nhau: Nghiệp hiện tại là kết quả của những nghiệp quá khứ, và là sự phản ứng của ta đối với quá khứ, và sẽ quyết định những nghiệp trong tương lai. Cơ thể này và tâm trí này chẳng là gì khác ngoại trừ là kết quả của nghiệp quá khứ. Những dấu ấn của nghiệp quá khứ này có xu hướng tự sinh sôi và quyết định những hoàn cảnh và những chọn lựa của ta. Việc chúng ta phản ứng như thế nào trước những chuyện đã xảy ra quyết định liệu ta có học những bài học tâm linh hay không. Phần còn lại của những gì còn cần phải học sẽ biến thành một tình huống khác sau này.

Karma không tốt cũng không xấu. Từ quan điểm của Atman, hay linh hồn, karma là cái cột ta vào bánh xe sinh tử. Mục tiêu của Yogi là phá vỡ sợi xích của nghiệp và giải thoát anh ta ra khỏi tất cả những ràng buộc do sự u mê tâm linh gây ra. Sự giải thoát khỏi karma này diễn ra từ từ, vì cá nhân cần phải học nhiều bài học ở đời và phải thu thập nhiều kinh nghiệm để cá nhân người đó thực sự hiểu được Chân Lý. Chân Lý Sự Thật là điều duy nhất có thể trả tự do cho anh ta.

Karma Yoga là gì?

“Karma Yoga là Sự Dâng Hiến Không Tính Toán tất cả những hoạt động bên ngoài lẫn bên trong như một tế vật cho vị Chúa Tể của Tất Cả Hành Động, dâng cúng cho Đấng Bất Tử vốn là Chủ Nhân của tất cả những năng lượng và những khổ hạnh của linh hồn” (Chí Tôn Ca).

“Công việc được làm với một thái độ đúng thì trở nên được thánh hóa, trở thành một hành động thiêng liêng”

“Một cuộc đời thánh hóa hành động không vì bản thân sẽ trở thành một cuộc đời thánh thần” – Swami Sivananda.

Do cuộc sống của ta là kết quả của hành động – Karma, cuộc đời của ta nằm trong tay chính nó chiếc chìa khóa dẫn đến sự giải thoát. Ý ở đây là tâm linh hóa cuộc sống và những hành động để ta được tự do. Vấn đề ở đây là chúng ta rất gắn kết với những hành động và những việc làm của ta, chúng ta liên tục đồng hóa ta với những hành động và những việc làm của ta, chúng ta liên tục đồng hóa ta với những hành động và nhận lấy sự tự hào trong những việc chúng ta đang làm. Cái tôi của chúng ta được đầu tư quá nhiều vào những tài năng, những thành tựu, sự tự hào về kiến thức và những hoạt động của ta. Hãy tách ra khỏi những hành động để thấy chính ta và những hành động của ta trong một ánh sáng khác hẳn. Sự tự do và giải phóng tâm linh của ta nằm trong sự vun bồi tinh thần Karma Yoga.

Karma Yoga, cần làm như thế nào?

1. Thái độ đúng.

Không phải những gì bạn bạn làm sẽ được tính đến mà là thái độ trong khi làm việc mới quyết định đó là một việc làm hay là Karma Yoga (nghĩa là một việc làm mang lại sự ràng buộc hay sự giải thoát). Làm việc là thờ phục. Swami Sivananda khuyên là bạn nê “Giao đôi tay bạn cho công việc và giữ tâm trí bạn cố định vào Gót Sen của Đấng Tối Cao”.

2. Ý định, động cơ đúng.

Đây cũng giống như thái độ đúng, không phải việc bạn làm gì là quan trọng mà là động cơ của bạn nằm sau công việc ấy mới là quan trọng. Động cơ của bạn nên được thanh khiết. Swami Sivananda nói “Con người nói chung dự tính nhận thành quả việc làm của mình trước khi bắt tay vào bất cứ việc gì. Tâm trí bị đóng khung đến mức nó không thể nghĩ đến bất kỳ một loại công việc gì mà không đòi sự đền đáp hay tưởng thưởng. Một người ích kỷ không thể làm một việc phục vụ nào. Anh ta sẽ cân đo đong đếm công việc bằng ngang với tiền. Phục vụ không vì bản thân là điều không hề được biết đến đối với anh ta.

Hãy xem ví dụ về hai cô gái đang chết đuối. Hai thanh niên lập tức nhảy xuống cứu hai cô. Một người nhảy xuống cứu để có thể hỏi cưới cô gái. Còn tràng chai trẻ kia chỉ nói “Tôi đã làm bổn phận của mình. Đấng Tối Cao đã cho tôi một dịp để phục vụ và nâng cao bản thân tôi”. Hành động bên ngoài cùng như nhau, nhưng động cơ bên trong là khác hẳn.

3. Làm bổn phận của bạn (Swadharma)

Thông thường bổn phận đặc thù nào đó của ta trong cuộc sống có hàm ý đến “Swadharma” nghĩa là “bổn phận tâm linh của chính bản thân”. Thực hiện bổn phận thì giải thoát linh hồn trong sự ràng buộc. Hãy thực hiện bổn phận theo đúng với giai cấp xã hội và tình hình cuộc sống của bạn, vốn được tạo nên bởi các guna hay các tính chất do bản chất một người sinh ra. Bổn phận cao cả nhất là đối với Đấng Tối Cao, Người Cư Ngụ Bên Trong, đó là bổn phận ta phải tự sáng mở để tiến bộ tâm linh.

4. Làm hết mình.

Bạn làm việc gì, hãy làm hết mình. Bạn sẽ gây nên tội nếu bạn không làm hết sức mình. Nếu bạn biết có một cách phục vụ tốt hơn thì bạn phải tận dụng nó. Bạn không thể ngần ngại do sợ phải tốn nhiều công sức hay sợ bị chê bai, chỉ trích. Đừng làm việc một cách cẩu thả do chẳng ai theo dõi bạn hay do công việc ấy không phải cho bạn. Hãy nỗ lực hết mình. Hãy cố sức làm những việc mang lại tối đa lợi ích và tối thiểu điều hại. Luôn cố tích góp công đức mọi lúc. Hãy làm Karma Yoga càng lúc càng thường xuyên bởi nó sẽ giúp tăng nhanh việc bạn trả những món nợ nghiệp của bạn. Không một chút thời gian nào bị mất đi cả.

Swami Sivananda có nói: “Bạn chỉ có thể nâng người khác lên cao khi bạn đã nâng được bản thân mình lên cao. Một tù nhân chẳng thể nào giải thoát cho những tù nhân khác”.

5. Không màng kết quả.

Đấng Tối Cao mới là Người Làm. Bạn không phải là Người Làm, bạn chỉ là công cụ mà thôi. Bạn không biết ý định và kế hoạch của Đấng Tối Cao. Đấng Tối Cao là diễn viên (nên nhớ là Ngã không bao giờ hành động, còn Đấng Tối Cao và Vũ Trụ thì có hành động). Chỉ là ba gunas (tính chất) đang diễn trò. Cách để ngộ ra Chân Lý này là liên tục làm việc chỉ là để cho chính nó và không màng đến kết quả, tốt hay xấu.

Chính sự ham muốn đối với hành động mới trói buộc cá nhân. Tôi là người làm là một cách hiểu sai. Chính sự tách ra khỏi hành động (Tôi chỉ là công cụ là cách hiểu đúng) mới làm tiêu tan những hạt giống của nghiệp.

Dửng dưng với kết quả cũng có nghĩa là dửng dưng với chính loại công việc đó. Không có việc nào là cao sang hay thấp hèn. Đừng bám chặt vào công việc của bạn và hãy sẵn sàng từ bỏ nó khi cần thiết. Hãy nhớ là Karma (hành động hay nghiệp) là luôn luôn hoạt động. Bạn sẽ luôn bị lôi cuốn đến những việc mà bạn cần phải học.

6. Nhìn thấy Đấng Tối Cao trong tất cả.

Hãy làm cho người khác những điều mà bạn muốn người khác làm cho mình. Hãy yêu thương láng giềng của bạn như yêu thương bản thân bạn. Hãy điều chỉnh, thích nghi và dung chứa. Hãy chịu đựng sự sỉ nhục, chịu đựng sự xúc phạm. hãy thống nhất trong sự đa dạng. Chúng ta tất cả đều là những bộ phận của cùng một thân thể. Hãy thực hành khiêm tốn trong hành động. Hãy tỉnh thức, đừng đánh mất mình trong quyền lực, danh vọng, tiếng tăm, sự ca tụng và sự chỉ trích.

7. Tuân theo kỷ luật của công việc.

Mọi kinh nghiệm của công việc đều có điều gì đó để dạy cho bạn. Hãy cố làm hết sức của mình và những bài học công việc của bạn sẽ rất phong phú. Mỗi công việc gồm có nhiều yêu cầu, nhiều đòi hỏi khác nhau về mặt thời gian, mức độ tập trung, những kỹ năng hay kinh nghiệm, tình cảm, sức lực và ý chí.

8. Những phẩm chất cần có của một Karma Yogi.

“Một Karma Yogi không nên bị vướng vào sắc dục, tham lam, tức giận, và chủ nghĩa cá nhân. Anh ta nên cố gắng loại bỏ những thói này. Anh ta nên khiêm tốn và không có tính thích ghét, ganh tị, v.v… Một Karma Yogi nên có tính thân thiện, yêu thương và dễ làm quen. Anh ta có thể tiến thoái và hòa đồng với mọi người mà không phân biệt tầng lớp xã hội, tín ngưỡng hay màu da. Anh ta nên có tính dễ dàng thích nghi, thương người, và có tình yêu thương bao la. Anh ta nên biết thông cảm và nhẫn nhịn. Anh ta nên có khả năng tự điều chỉnh mình cho thích nghi với những thói quen và cung cách của những người khác. Anh ta nên luôn có một cái đầu quân bình và điềm tĩnh. Anh ta nên có một cái nhìn công bằng. Anh ta nên lấy sự an vui của người khác làm niềm vui của mình. Anh ta nên có một cuộc sống thật giản dị.

Một karma yogi nên có một cơ thể tráng kiện, khỏe và mạnh về thể chất. Anh ta nên thường xuyên tập luyện hít thở yoga, tập thể dục các tư thế để luôn giữ được một sức khỏe tiêu chuẩn cao. Anh ta nên có sức mạnh chịu được gian khổ – Swami Sivananda.

Tập làm Karma Yoga thì được những gì? Giúp ích gì cho bạn?

  • Bạn sẽ phát triển và học hỏi những kỹ năng mới.
  • Giúp nhân cách trưởng thành, khỏe mạnh và phát huy được năng lực của bản thân.
  • Giúp mài mỏng cái tôi và gột bỏ sự ích kỷ.
  • Trái tim bạn sẽ được thanh tẩy.
  • Bạn sẽ vượt qua được thói “thích và ghét” của tâm trí bạn.
  • Bạn sẽ loại trừ được thói hay có định kiến, thành kiến.
  • Bạn sẽ cảm thấy sự đồng nhất, đoàn kết và niềm vui vô bờ.
  • Bạn sẽ trở nên yêu thương nhiều hơn, quân bình hơn, và sattvic (thanh khiết) hơn.
  • Bạn sẽ có một tâm trí linh động, uyển chuyển hơn và một thái độ khoan dung nhẫn nhịn hơn (bớt khắt khe).
  • Bạn sẽ mở rộng cái nhìn của bạn về cuộc sống.
  • Nó cho phép bạn tâm linh hóa những hoạt động của bạn.
  • Nó sẽ giúp bạn tập trung vào Sự Thật Tối Cao trong suốt cả ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *